Cách tạo blog kiếm tiền 2024 – Quy trình tạo thu nhập ngàn đô với blog cá nhân

Bạn đang tìm hiểu về Blog & Website? ví dụ như:

  • Blog là gì?
  • Website là gì?
  • Cách tạo blog?
  • Cách xây dựng nội dung với Blog như thế nào?
  • Cách kiếm tiền với Blog & Website?

Nếu bạn đang có những câu hỏi trên, thì chào mừng bạn đến với chia sẻ kiến thức và cơ hội kiếm tiền qua blog của dothanhtrung.com! 

Trong bài hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu này, mình sẽ giải thích giúp bạn hiểu các thuật ngữ trên & hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể bắt đầu Kiếm tiền ngàn đô với Blog cá nhân như thế nào.

Bắt đầu ngay nhé!

Blog là gì? Website là gì?

Trước tiên bạn cần tìm hiểu về khái niệm của 2 thuật ngữ này:

Blog là từ viết tắt của “weblog” (một dạng của website). Nội dung của blog chủ yếu là chia sẻ thông tin, ý kiến, và nội dung với độc giả trên internet. Ví dụ bạn đang xem nội dung bài viết Blog là gì? ở trên blog dothanhtrung.com.

Website (còn được gọi là trang web) là một trang do một hoặc 1 nhóm người tạo ra. Nội dung website có thể là blog, tin tức, giới thiệu dịch vụ, bán sản phẩm …

Điểm khác nhau của Blog và Website? Về cơ bản thì 2 thuật ngữ blog và website là giống nhau. Blog thường có tính chất cá nhân hơn, được cập nhật thường xuyên về một chủ đề cụ thể và có sự tương tác giữa người viết blog và người đọc. Còn Website thường mang tính chuyên nghiệp, có nhiều chức năng và nội dung khác nhau nhằm mục đích kinh doanh hoặc cung cấp thông tin chung.

Tóm lại Blog và Website chúng ta có thể tạm nghĩ nó là 1. Và để đơn giản dễ đọc hơn cho bạn thì Mình sẽ chỉ sử dụng thuật ngữ là “Blog” để viết trong bài này nhé! Let’s Go!!!!!

Vì sao nên viết blog kiếm tiền ngay thời điểm này?

Thời đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay thì việc kinh doanh online trở nên rầm rộ, ai bỏ qua kênh bán hàng online, không đầu tư website thì sẽ thua thiệt so với đối thủ, vì lượng khách hàng tiềm năng tìm đến Google, Facebook, Tiktok … là rất lớn. Bất cứ khi nào, người dùng, người đọc, khách hàng còn tiếp cận với Internet thì đây vẫn là nguồn sinh lợi rất hiệu quả dành cho các chủ sở hữu.

Kiếm tiền với blog như thế nào?

Rất nhiều người tại Việt nam không chỉ đơn giản viết blog “cho vui” – Mà đằng sau đó là một thu nhập “khủng”. Và với thị trường quốc tế, có thể tạo ra thu nhập $2000 – $5000 mỗi tháng là chuyện hết sức bình thường.

Mình sẽ liệt kê các hình thức phổ biến nhất để bạn có thể hình dung việc kiếm tiền với blog như thế nào?

  • Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến như Google AdSense hoặc quảng cáo mạng xã hội để hiển thị quảng cáo trên blog của bạn và kiếm tiền từ mỗi lượt xem hoặc nhấp chuột.
  • Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing): Tham gia các chương trình tiếp thị liên kết và kiếm tiền thông qua việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho độc giả và nhận hoa hồng.
    Nếu bạn chưa biết đến hình thức Affiliate marketing này trước đó có thể xem qua bài Affiliate Marketing là gì? Xu Hướng Kiếm Tiền Online Tốt Nhất 2023
  • Bán sản phẩm số: Nếu bạn có kiến thức sâu về một chủ đề cụ thể, bạn có thể viết eBook hoặc tạo khóa học trực tuyến và bán chúng trên blog của bạn. Khách hàng tiềm năng tìm kiếm trên Google là vô tận, và hãy tìm cách để họ vào website của bạn đọc bài => Từ đó mua sản phẩm từ bạn.
  • Hợp tác và tài trợ: Hợp tác với các công ty hoặc nhãn hiệu để tạo nội dung tài trợ hoặc đăng bài viết quảng cáo trả tiền.

Chi phí để tạo blog là bao nhiêu tiền?

  • Câu hỏi: Tôi mới bắt đầu viết blog thì có thể tạo một blog miễn phí trước để trải nghiệm không?
  • Trả lời: 100% có! Nhưng …

Tạo blog miễn phí sẽ có một số điểm mà bạn cần xem xét: 

Bạn sẽ không tốn tiền ban đầu. Điều này phù hợp cho những người muốn thử nghiệm hoặc mới bắt đầu mà chưa chắc chắn về tương lai của blog. Bạn có thể bắt đầu viết và xuất bản nội dung mà không cần kiến thức kỹ thuật cao.

Nhưng để phát triển lâu dài, đặc biệt là muốn Kiếm tiền với blog miễn phí thì kết quả nhận được là rất ít (thậm chí là về 0). Và đây là một số lý do:

  • Tên miền phụ: Blog miễn phí thường đi kèm với một tên miền phụ. Ví dụ: “trung.blogspot.com” hoặc “trung.wordpress.com”. Điều này có thể làm cho blog của bạn trông không chuyên nghiệp và khó nhớ.
  • Hạn chế về quyền kiểm soát: Bạn sẽ hạn chế trong việc tùy chỉnh giao diện, chức năng và quảng cáo trên blog. Một số nền tảng có hạn chế quảng cáo hoặc kiếm tiền.
  • Giới hạn về tích hợp và mở rộng: Blog miễn phí thường không cho phép bạn cài đặt các plugin hoặc tích hợp các tính năng mở rộng, giới hạn khả năng tùy chỉnh và mở rộng của bạn.
  • Không sở hữu hoàn toàn: Blog của bạn nằm trên hệ thống của dịch vụ cung cấp, nghĩa là bạn không có hoàn toàn quyền kiểm soát và bạn không thể tự do chuyển nó sang một nền tảng Hosting khác. Nếu sau này bạn muốn chuyển từ blog miễn phí sang trả phí, việc di chuyển sẽ phức tạp hơn so với việc thiết lập một blog độc lập trả phí ngay từ ban đầu. Thậm chí nếu không am hiểm kỹ thuật bạn sẽ cần phải thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý giúp bạn (tốn chi phí, không đảm bảo về an toàn dữ liệu).

Chốt lại: Bạn không nên sử dụng website miễn phí vì nó gây ra rất nhiều sự phiền phức & bất tiện.

Với cá nhân mình đã trải nghiệm & sở hữu nhiều blog, mình sẽ cần bỏ ra chi phí khoảng dưới 2 triệu là chúng ta có thể sở hữu một blog rất chuyên nghiệp rồi, sẽ bao gồm các nguyên liệu chủ chốt như: Tên miền (Domain), Lưu trữ (Hosting), Chủ đề (theme), …

Ngoài ra, nếu bạn muốn một blog chuyên nghiệp hơn với nhiều tính năng chuyên nghiệp và sự hỗ trợ, thì chắc chắn chi phí có thể tăng thêm. Như vậy, chi phí để tạo một blog có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phạm vi và mục tiêu của bạn.

Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu về Blog là gì? Và làm thế nào để kiếm tiền nhờ viết blog rồi đúng không? Bây giờ hãy bắt đầu làm theo các bước mình hướng dẫn ngay bên dưới đây, để tạo blog WordPress tự mình làm chủ. Nghĩa là tạo blog trả phí và bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát nó 100%.

Hướng dẫn 5 bước để tạo blog kiếm tiền ngàn đô trên internet

Bước 1: Bạn sẽ viết về chủ đề gì? 

Để có thể chọn chủ đề phù hợp mà bạn sắp viết lên Blog của mình thì cần xác định rõ 2 việc sau đây ngay từ ban đầu:

  • Bạn thích nhất điều gì? 
  • Sở thích này sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn & độc giả của bạn?

Thứ nhất “Bạn thích nhất điều gì?”

Hãy viết về điều đó (đầu tư nội dung phải có giá trị nha!). Khi bạn thích & đầu tư kiến thức nội dung của bạn thì chắc chắn độc giả sẽ dễ hiểu, họ cảm nhận được điều này.

Ví dụ: Blog dothanhtrung.com chia sẻ về MMO (Kiếm tiền online) – Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết), thì tất cả nội dung bài viết trên blog này của mình sẽ đều xoay quanh về chủ đề MMO – Affiliate Marketing.

Thứ hai “Sở thích này sẽ đem lại lợi ích gì?”

Chắc chắn rồi. Nội dung của bạn khi được xuất bản cần mang lại giá trị lợi ích cho chính bạn và cho cả độc giả. 

Với bạn thì sẽ nhận về doanh thu từ các nội dung tiếp thị sản phẩm / dịch vụ trên Blog của mình thông qua chuyển đổi mua hàng từ độc giả. Và với độc giả, họ mua sản phẩm / dịch vụ vì đã nhận được giá trị hữu ích từ nội dung bài viết trên blog của bạn. 

Sau đây mình sẽ có “1 mẹo nhỏ” giúp bạn phát triển tốt hơn với chủ đề mình đã chọn.

Hãy chọn từ khóa mục tiêu cho mình: Nếu bạn không có một từ khóa mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng gặp tình trạng thiếu hụt ý tưởng. Đó là lý do tại sao, sau khi đã xác định chủ đề cho blog của mình, bạn nên đầu tư thời gian vào việc nghiên cứu từ khóa. 

Vậy làm thế nào để tìm ra “từ khóa chủ đề” hiệu quả?

Ví dụ: Bạn thích Tập gym, vậy thì từ khóa của bạn chắc chắn phải liên quan đến Tập gym rồi đúng không? Tuy nhiên, nếu chọn Tập gym thì nó quá rộng vì nó hướng đến nhiều đối tượng, bạn sẽ khó tối ưu, phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết phục vụ cho các đối tượng này. 

Vậy thì, mình hãy thu hẹp lại một chút nhé! Hãy xem bạn đang có sở thích tập gym nào? Bạn hiểu về phong cách tập gym nào nhất? 

Mình sẽ gợi ý vài từ cho bạn sau đây:

  • Tập gym với nâng tạ
  • Tập gym với aerobic
  • Tập gym với yoga

Giả sử bạn thích Tập Gym kết hợp Yoga nhẹ nhàng, vậy thì từ khóa mục tiêu của mình là “Tập gym với Yoga”. Lúc này bạn sẽ nhận thấy được “tệp độc giả” của mình sẽ được thu hẹp hơn rồi đúng không? so với từ khóa “Tập gym” ban đầu thì bạn đã hình dung ra khán giả của mình nó sẽ rõ ràng hơn. 

Khi có được từ khóa mục tiêu thì Bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của độc giả, có ý tưởng viết bài cụ thể, nội dung sẽ có chiều sâu và chất lượng hơn.

Và đặc biệt cần lưu ý: những bài mà bạn viết phải đảm bảo tính nhất quán về nội dung, về chủ đề mà bạn đã chọn. Đừng viết quá dài dòng, lan man khiến người đọc buồn ngủ dẫn đến tỉ lệ thoát trang cao. Cố gắng viết đúng và đủ là được nhé.

Bước 2: Hướng dẫn đăng ký mua Hosting.

Hosting là gì? Hosting là nền tảng lưu trữ trang web (nơi lưu trữ blog, website của bạn). Hiểu một cách đơn giản hơn: Hosting được ví như là một “mảnh đất”, và bạn sẽ sắp Xây ngôi nhà (blog) trên “mảnh đất” này.

Hiện tại có rất nhiều nền tảng uy tín trên thế giới giúp bạn lưu trữ trang web. Vậy làm thế nào để chọn một nền tảng phù hợp với bạn?

Mình sẽ đề xuất với bạn nền tảng Hosting mà mình đang sử dụng là Hostinger. Nói chung, với tiêu chí không quá cao so với việc viết Blog, thì mình nhận thấy Hostinger là phù hợp, phục vụ nhu cầu cần thiết nhất cho đại đa số các Blogger.

Nếu bạn chưa chắc là mình sẽ chọn nền tảng lưu trữ Hosting nào. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để xem tổng quát hơn về đánh giá các nền tảng Hosting nhé: Top 10 Dịch Vụ Lưu Trữ Web Tốt Nhất Năm 2023 

Nếu bạn quyết định chọn Hostinger là nền tảng lưu trữ trang web giống mình, thì có thể xem video Hướng dẫn đăng ký dịch vụ lưu trữ Hostinger bên dưới nhé.

Bước 3: Hướng dẫn đăng ký mua tên miền

Sau khi bạn đã đăng ký mua Hosting, thì việc tiếp theo là đăng ký mua tên miền. Nhưng trước khi đăng ký, chúng ta hãy tìm hiểu qua một chút về khái niệm tên miền & sau đó là chọn nơi mua tên miền, các tiêu chí quan trọng để tạo nên tên miền hiệu quả.

Tên miền (Domain) là gì? 

Tên miền là một định danh dùng để xác định một địa chỉ trực tuyến. Hiểu đơn giản: Địa chỉ Nhà bạn đang ở là địa chỉ thực tế, còn khi đưa địa chỉ lên Internet thì nó gọi là Tên miền (được ví là địa chỉ trực tuyến). Ví dụ địa chỉ tên miền của blog này là dothanhtrung.com

Các nền tảng cung cấp tên miền phổ biến.

Ngay bên dưới đây, mình sẽ đề xuất Top 3 nền tảng cung cấp tên miền để bạn có thể tham khảo, tất cả đều là những nền tảng uy tín hàng đầu trên thế giới.

Tới đây thì bạn đã biết được nơi mua tên miền rồi đúng không nào? Ok, việc tiếp theo bạn cần làm là nghĩ xem mình sẽ đặt tên miền cho blog của mình là gì? Nó sẽ mang ý nghĩa thương hiệu của bạn? gắn với sản phẩm dịch vụ mà bạn kinh doanh? hay đặt tên miền theo một cách “Cool ngầu” nào đó nếu bạn thích?

Các tiêu chí để lựa chọn tên miền

Thật ra, tùy vào trường hợp mà chúng ta sẽ đặt cho tên miền để phù hợp với từng mục đích. Mình sẽ có vài tiêu chí để bạn đặt tên miền sao cho hiệu quả như sau:

  • Phải liên quan: Thương hiệu (cá nhân, sản phẩm, dịch vụ). 
  • Dễ nhớ, dễ viết, không sai chính tả, không nhầm lẫn.
  • Ưu tiên chọn tên miền “.com” – Ví dụ: dothanhtrung.com

OK! Như vậy đã đủ các yếu tố để đăng ký tên miền cho blog của mình rồi. Ngay bây giờ mình sẽ Hướng dẫn bạn đăng ký mua tên miền nhé! 

Nếu bạn cũng muốn chọn Hostinger để đăng ký mua Tên miền thì có thể xem hướng dẫn video bên dưới nhé. Về Namecheap & Godady thì cũng làm tương tự.

Bước 4: Hướng dẫn cài đặt tạo Blog

Việc cài đặt tạo Blog sẽ rất đơn giản không có gì phức tạp lắm, đảm bảo tầm khoảng 10 đến 15 phút là chúng ta sẽ có ngay một Blog do mình làm chủ 100%. Hãy xem video này thật chậm và làm theo mình nhé!

Tóm tắt các bước:

  • Khởi tạo blog.
  • Cài đặt giao diện (theme).
  • Tối ưu blog & cài Plugin cơ bản.
  • Cài đặt bảo mật cho blog

Video hướng dẫn (đang cập nhật)

Bước 5: Hướng dẫn tạo bài viết đầu tiên.

Video hướng dẫn (đang cập nhật)

Còn tiếp …

 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

spot_img

Bài viết liên quan

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]
Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.