Tiền điện tử là gì? Crypto là gì? hay Cryptocurrency là gì? những khái niệm này chúng có phải là một hay không? Đây chắc chắn sẽ là những câu hỏi đầu tiên nảy ra trong suy nghĩmỗi người khi mới tham gia vào thị trường Crypto. Tiền điện tử là sự phát triển mới nhất của tiền kỹ thuật số. Nhưng chính xác thì tiền điện tử là gì và đặc điểm của nó là gì? Để hiểu rõ chi tiết hơn về tiền điện tử như thế nào, chúng ta hãy bắt đầu các nội dung ngay sau đây:
Tiền điện tử là gì?
Khái niệm tiền điện tử chia ra thành các loại khác nhau và mỗi loại có một thuộc tính riêng biệt tạo nên giá trị của đồng tiền. Tiền tiền điện tử hay gọi chính xác hơn “tiền kỹ thuật số”. Là một dạng tiền mặt kỹ thuật số cho phép các cá nhân truyền tải giá trị trong một môi trường kỹ thuật số thông qua Internet. Có thể kể đến đại diện cho tiền pháp định, được sự bảo đảm của chính phủ như tiền trong Internet Banking, Ví điện tử Momo… Có thể nói, tiền điện tử khác tiền mặt ở chỗ, nó là những tài sản số được những cơ quan uy tín xác nhận, đảm bảo rằng nó có giá trị & sự chấp nhận trong giao dịch.
Cryptocurrency là gì?
Tiền mã hóa hay thường gọi “Crypto hoặc Cryptocurrency”. Thực chất cũng là một dạng tiền điện tử, tuy nhiên thay vì được phát hành hay bảo đảm bởi bất kỳ Chính phủ hay cơ quan quản lý tiền tệ ở bất kỳ quốc gia nào, Cryptocurrency được ban hành bởi những người tạo ra dự án trên Blockchain.
Đôi khi, những người này có thể ẩn danh, viết vài dòng code là tạo ra được rất nhiều loại tiền mã hóa. Nhưng giá trị của tiền mã hóa chỉ được cộng đồng chấp nhận khi được dùng rộng rãi, chứ không được ngân hàng hay bất cứ tổ chức uy tín nào đảm bảo rằng việc chúng ta giữ những đồng này có thể đổi lại được tiền pháp định.
Tiền mã hóa thường không được phát hành hoặc kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hoặc cơ quan trung ương nào khác. Chúng được quản lý bởi mạng ngang hàng của các máy tính, chạy phần mềm mã nguồn mở, miễn phí. Nói chung, bất cứ ai muốn tham gia đều có thể.
Chúng ta hãy tìm hiểu các khái niệm này thành 3 phần chính cấu thành nên tiền mã hóa Cryptocurrency.
1. Mạng P2P (Phân quyền)
Có thể bạn đang tự hỏi hệ thống này khác với PayPal hoặc các ứng dụng ngân hàng mà bạn thường dùng trên điện thoại như thế nào. Bề ngoài chúng có vẻ có những công dụng giống nhau – trả tiền cho bạn bè, mua hàng từ trang web yêu thích – nhưng về cơ bản, chúng lại hoàn toàn khác nhau. Tiền điện tử không dựa vào bất kỳ cơ quan trung ương nào để xác thực hoặc tạo điều kiện cho các giao dịch. Thay vào đó, chỉ có một mạng lưới dành cho những người tham gia mới có các quyền xác thực và cập nhật các giao dịch trong một Sổ cái được gọi là Blockchain.
Giả sử bạn muốn gửi cho bạn bè của mình 1 Bitcoin. Bạn sẽ tạo một giao dịch gửi 1 Bitcoin từ Sàn Binance đến Ví Bitcoin của bạn mình. Khi thực hiện, bạn sẽ đồng ý trả một khoản phí giao dịch. Sau khi bạn thực hiện yêu cầu giao dịch, giao dịch của bạn sẽ được thực hiện trên chuỗi khối Bitcoin. Khối này được xác minh bởi các thợ đào và đăng lên Blockchain, giúp giao dịch hoàn tất.
Thông qua quá trình này, bạn có thể gửi tiền điện tử cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên thế giới, với phí giao dịch thấp. Bạn muốn gửi 1 triệu đô la cho gia đình của bạn ở bất cứ đâu trên thế giới. Giao dịch sẽ được hoàn thành trong vài giây hoặc vài phút, bạn sẽ chỉ mất một phần nhỏ so với khoản phí mà bạn phải trả khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền truyền thống.
2. Mật mã
“Tiền điện tử” theo nghĩa đen có nghĩa là được che giấu hoặc bí mật. “Cryptography” có nghĩa là “Văn bản bí mật” – khả năng trao đổi thông điệp mà chỉ người dự định nhận mới có thể đọc được. Trong tiền điện tử, mật mã đảm bảo tính bảo mật của các giao dịch và những người tham gia. Công nghệ mật mã được sử dụng cho nhiều mục đích để đảm bảo các giao dịch khác nhau xảy ra trên mạng, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị tiền tệ mới và để xác minh việc chuyển giao tài sản kỹ thuật số và Token (mã thông báo).
3. Cơ chế đồng thuận
Thuật toán đồng thuận của Blockchain là cơ chế đảm bảo các giao dịch được tạo ra trên blockchain là đúng đắn, trung thực và minh bạch. Về bản chất, blockchain bao gồm nhiều Node (Node là các nút giúp lưu trữ, truyền tải và bảo quản dữ liệu blockchain) kết hợp lại tạo ra một mạng lưới. Để một giao dịch được ghi lại trên blockchain, nó phải được đồng ý đồng thời bởi tất cả các node trên mạng lưới. Nếu trong mạng lưới có một block bị thay đổi, dữ liệu này được so sánh với các dữ liệu của các khối khác. Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong Blockchain. Đó là cách blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.
Các loại Cryptocurrency
Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền điện tử đều rất dễ nhầm lẫn giữa các khái niệm gọi tên. Hiện trên thị trường có 2 cách để phân loại Tiền mã hóa (Cryptocurrency):
- Coin và Token.
- Bitcoin và Altcoin.
Phân biệt giữa Coin & Token là gì?
1. Coin là gì?
Coin được hiểu đơn giản là một đồng tiền kỹ thuật số, tồn tại trên Blockchain của chính nó. Coin ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề về Thanh toán, tài chính, bảo mật, phát triển ứng dụng,…
Ví dụ:
- Bitcoin vận hành và hoạt động trên Blockchain Bitcoin
- Litecoin vận hành và hoạt động trên Blockchain Litecoin
- Ether vận hành và hoạt động trên Blockchain Ethereum
2. Token là gì?
Token là một loại tài sản kỹ thuật số, được phát hành trên một blockchain sẵn có của các dự án mà không sở hữu blockchain riêng. Tóm lại, Token được tạo ra trên Blockchain đã có sẵn.
Nền tảng phát hành token phổ biến nhất cần kể đến chính là Ethereum, với mã token là ERC-20. Ethereum đã làm việc rất chăm chỉ trong vài năm qua để cải thiện hệ thống, cập nhật cách nó hoạt động và vá các lỗ hổng. Mã token ERC20 sử dụng các khả năng blockchain của Ethereum vì nó là xương sống và cơ sở hạ tầng.
Khi nào thì Token sẽ được xem là Coin?
Một số token của dự án khi họ phát triển được một thời gian, đủ lớn mạnh về mọi mặt. Token đó sẽ hướng đến việc phát triển một nền tảng Blockchain riêng cho chính token đó, và khi ấy Token này sẽ được xem như là Coin.
Ví dụ: Trước khi mainnet, SOL (token của SOL) là token được lưu trữ, giao dịch trên Ethereum. Nhưng sau khi mainnet, Solana đã có một blockchain riêng, lúc này SOL trở thành đồng coin trên Solana Blockchain, các đồng token khác có thể được tạo ra trên blockchain Solana.
Vì vậy, Token có thể được coi là “đồng tiền phụ” của một loại tiền điện tử nhất định có Blockchain riêng, có khả năng chạy mã tạo Token (còn được gọi là hợp đồng thông minh hợp tác).
Các loại Token
Token có thể được chia thành 2 loại chính: Token bảo mật và Token tiện ích
- Token bảo mật: được tạo ra để đại diện cho quyền sở hữu của một tài sản khác. Các sản phẩm tài chính có thể giao dịch như cổ phiếu hoặc trái phiếu từ một công ty.
Ví dụ: Bạn muốn mua vàng, nhưng không muốn thực sự giữ vàng. Ai đó có thể tạo được mã token theo dõi giá vàng, vì vậy thay vì thực sự sở hữu nó, bạn sở hữu một đại diện của nó. Phần khó ở đây là cần có một tài sản thực sự đằng sau nó. Hiểu đơn giản: tôi có thể tạo một mã token vàng, yêu cầu bạn đầu tư vào nó và bạn không thực sự có bất kỳ vàng nào.
- Token tiện ích: là Token hứa hẹn việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai. Nó có giá trị gắn liền với quyền sở hữu của chúng.
Ví dụ: Mã token BAT – Basic Attention Token – Trình duyệt web Brave là mã token của Ethereum. Nó có thể được sử dụng để quảng cáo trên trình duyệt Brave.
Tóm lại. Mã Token bảo mật không làm bất cứ điều gì, bạn chỉ cần mua và giữ chúng, nhưng mã Token tiện ích thực sự có thể được sử dụng cho mục đích thương mại.
Phân biệt giữa Bitcoin & Altcoin?
Bitcoin đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Ra mắt vào năm 2008, là tiền điện tử đầu tiên và cho đến nay nó vẫn là đồng tiền lớn nhất, có ảnh hưởng nhất và được biết đến nhiều nhất.
Altcoin là gì? Kể từ sau sự ra đời của Bitcoin hàng ngàn đồng coin thay thế (Alternative) đã tiếp bước đàn anh cả của mình, và những đồng tiền mã hoá này được xem gọi với cái tên là altcoin. Với cách phân loại này, bất kể Coin hay Token nào trừ Bitcoin ra, đều quy về Altcoin.
Ví dụ của Altcoin: Solana (SOL), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Inverse Finance (INV), Chainlink (LINK),…
Ưu điểm và nhược điểm của Tiền điện tử
Ưu điểm
- Phi tập trung: Hãy so sánh Bitcoin với Ngân hàng. Vì hầu hết, tiền ngày nay đã là tiền kỹ thuật số, nên về cơ bản ngân hàng quản lý sổ cái dữ liệu thông tin và giao dịch của người dùng. Tuy nhiên hệ thống dữ liệu của ngân hàng không minh bạch và nó được lưu trữ trên máy tính của chính ngân hàng. Bạn không thể lén xem dữ liệu của ngân hàng, và chỉ có ngân hàng mới có toàn quyền kiểm soát nó. Mặt khác, Tiền điện tử nói chung hay Bitcoin nói riêng là một sổ cái minh bạch. Bất cứ lúc nào Bạn cũng có thể thoải mái nhìn vào sổ cái và xem tất cả các giao dịch và số dư đang diễn ra. Điều duy nhất bạn không thể tìm ra là ai đang sở hữu những số dư này, và ai đứng sau mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là Bitcoin là giả ẩn danh – mọi thứ đều mở, minh bạch và có thể theo dõi được. Nhưng bạn vẫn không thể biết ai đang gửi cái gì cho ai.
- Bảo mật: Mọi thông tin đều được bảo mật mã hóa theo nhiều lớp, khó có thể xóa, sửa thông tin. Thông tin giao dịch được lưu ở tất cả máy tính của mọi người. Muốn điều chỉnh, sửa đổi thì Hacker phải tấn công đồng thời hết tất cả máy tính trong mạng lưới. Đặc điểm này trái ngược với Tiền truyền thống khi toàn bộ thông tin giao dịch chỉ được lưu tại một nơi là Ngân hàng, và Hacker chỉ cần tấn công vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng là được.
- Tự do thanh toán: Chuyển tiền nhanh, với chi phí thấp gần như là bằng 0. Tiền mã hóa là tiền được lập trình sẵn, việc ghi lại xác nhận giao dịch đều là do máy tính thực hiện. Điều này trái ngược với hệ thống ngân hàng, khi hàng nghìn con người phải được trả lương để quản lý hệ thống dữ liệu. Chính vì thế, chi phí chuyển tiền ngân hàng sẽ nhiều hơn, chậm hơn so với chuyển tiền mã hóa.
Nhược điểm
- Về pháp lý: Tiền điện tử hoàn toàn hợp pháp ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Ở các quốc gia nơi nó hợp pháp, các tổ chức chính phủ thực hiện các cách tiếp cận khác nhau khi liên quan đến thuế và tuân thủ. Bối cảnh pháp lý nhìn chung vẫn còn rất kém phát triển và có thể sẽ thay đổi đáng kể trong những năm tới.
- Sự biến động giá: được xác định bởi cung và cầu. Khi nhu cầu về Tiền điện tử tăng, giá sẽ tăng và khi nhu cầu giảm, giá sẽ giảm.
- Sự chấp nhận: Trong quá khứ việc tìm thấy một cửa hàng chấp nhận Thanh toán bằng tiền điện tử cực kỳ khó và hầu như là không khả thi. Tuy nhiên, hiện nay thì đã khác ở nhiều công ty đã và đang xem xét về chấp nhận Bitcoin như một hình thức thanh toán hợp lệ. quốc gia tin tưởng nhất vào Bitcoin là đất nước El salvador, họ đã chấp nhận Bitcoin như một loại tiền hợp pháp tại quốc gia này.
- Mất Key bảo mật: là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào Ví. Mất key này đồng nghĩa với việc mất luôn cả ví tiền.
Nơi Mua bán và lưu trữ tiền điện tử
1. Sàn giao dịch Crypto
Trong Crypto sẽ có 2 loại Sàn mà nhà đầu tư có thể mua bán tiền điện tử
Sàn tập trung (CEX): là tổ chức điều phối giao dịch tiền điện tử trên quy mô lớn. Thường khi sử dụng Sàn giao dịch tập trung, tất cả những gì bạn phải làm chỉ là đăng ký tài khoản bằng email, nghĩ ra một mật khẩu mạnh, xác minh tài khoản và bắt đầu giao dịch.
Top 10 Sàn giao dịch hàng đầu thế giới hiện nay:
Sàn phi tập trung (DEX): Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ khác 1 chút. Người dùng sẽ không phải trải qua các bước đăng ký và xác minh lằng nhằng. Quá trình giao dịch sẽ diễn ra trực tiếp giữa ví của 2 người dùng. Sự tham gia của một bên thứ 3 là khá hạn chế (nếu có). Một số Sàn DEX phổ biến:
Khi nói đến việc quyết định lựa chọn Sàn giao dịch nào để sử dụng thì có 2 tiêu chí giúp bạn:
- Nếu bạn chủ yếu quan tâm đến an toàn, tính dễ sử dụng và không thoải mái với việc bị kiểm soát toàn bộ ví của mình thì CEX có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
- Nếu bạn muốn có mức phí giao dịch thấp hơn và nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tiền của chính bạn (quan trọng nhất đối với bạn), thì DEX là lựa chọn đúng đắn.
2. Ví tiền điện tử
Sau khi đã nắm được cơ bản về định nghĩa và cách phân loại, việc tiếp theo là làm sao để lưu trữ tài sản Cryptocurrency? Cũng giống như các loại tiền khác, tiền điện tử cũng được lưu trữ trong ví. Ví tiền điện tử là một phần mềm giúp lưu trữ, gửi, nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như coin/token bên trong đó.
Có rất nhiều cách để phân loại ví trong Crypto, nhưng để đơn giản chúng ta sẽ tạm chia ra thành 3 loại là: Ví nóng, ví lạnh và ví sàn.
Ví nóng là gì?
Ví nóng (hay Ví phần mềm) là ví được kết nối với Internet. Người dùng sẽ nắm giữ Private key để tự bảo mật tài sản của mình.
- Ưu điểm của loại này là thuận tiện, có thể cài đặt trên máy tính, điện thoại, hoặc cài đặt dưới dạng Extension trên trình duyệt.
- Nhược điểm là dễ bị hack nếu máy tính, điện thoại bị dính virus. Một vài cái tên tiêu biểu cho loại ví này là: MetaMask, Trust Wallet, Binance Chain…
Xem thêm nội dung liên quan:
- Trust Wallet Là Gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Ví Trust Wallet toàn tập
- Ví MetaMask là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Ví MetaMask toàn tập
Ví lạnh là gì?
Ví lạnh (hay Ví phần cứng). Là ví không kết nối với Internet. Thay vào đó, người dùng sử dụng một phương tiện vật lý để lưu trữ, giúp các ví này có khả năng chống lại các hành động tấn công trực tuyến. Do đó, ví lạnh được nhiều người xem là một giải pháp an toàn hơn để “lưu trữ” coin. Phương pháp này còn được gọi là kho lạnh và nó đặc biệt thích hợp với các nhà đầu tư dài hạn.
Ví dụ: Một vài cái tên trong mảng này là Ledger, Trezor,…
Xem thêm nội dung liên quan:
- Danh mục sản phẩm Ví lạnh Crypto tốt nhất
- Ledger Nano X là gì? Hướng dẫn mua ví lạnh Ledger Nano X chính hãng
- Hướng dẫn chi tiết sử dụng Ví Lạnh Ledger Nano X
Ví sàn là gì?
Ví sàn (Exchange Wallet) là ví được tạo ra trên các sàn giao dịch và người dùng không trực tiếp cầm Private key.
Ví dụ: Khi bạn tạo tài khoản Sàn Binance và gửi tiền vào ví của mình, tức là bạn đang gửi tiền vào Ví tài khoản người dùng của bạn và Binance sẽ chịu trách nhiệm quản lý nó. Ví này khá dễ thiết lập và có thể nhanh chóng truy cập vào tiền, thuận tiện cho các trader và những người dùng thường xuyên khác. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là sẽ có một số rủi ro như sàn scam, hay đột ngột bị shut down, hoặc vì 1 lý do nào đó sẽ tạm ngưng tài khoản thì không thể rút tiền được.
Kết luận
Bây giờ bạn biết nhiều hơn về Tiền điện tử là gì? Cryptocurrency là gì & Crypto là gì? đồng thời phân biệt được các loại Cryptocurrency (tiền mã hóa) khác nhau như thế nào và cần phải chuẩn bị những gì trước khi đầu tư. Hy vọng rằng, bài viết này giúp cho bạn hiểu được sự khác biệt rõ ràng hơn về tiền điện tử. Nếu bạn thích Bài viết này thì hãy “đánh giá sao” và bình luận ý kiến của bạn phía dưới bài viết nhé. Thank you!